Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÍ THƯ THUYỆN ỦY THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI XÃ ĐĂK MAN - HUYỆN ĐĂK GLEI

Thực hiện kế hoạch số 15-KH/VPHU, ngày 08/9/2023 của Văn phòng huyện ủy về kế hoạch thăm, làm việc của đồng chí bí thư Huyện ủy tại xã Đăk Man

- Đăk Man là một xã miền núi cách trung tâm huyện khoảng 25 km về phía Bắc; có vị trí địa lý như sau: phía Bắc giáp: huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Phía Nam giáp xã Đăk Pek. Phía Tây giáp xã Đăk Plô và Đăk Nhoong. Phía Đông giáp với xã Đăk Choong. Diện tích tự nhiên là: 12.081,69 ha với tổng số là 03 thôn (làng): (Măng Khên, Đông Nay, Đông Lốc).Đảng bộ xã có: 8 Chi bộ trực thuộc với tổng số đảng viên: 126 đảng viên, trong đó, đảng viên nữ: 44 đồng chí; đảng viên là người dân tộc thiểu số: 90 đ/c; đảng viên dự bị: 13 đ/c; đảng viên có tôn giáo: 0 đ/c; đảng viên miễn sinh hoạt 04 đ/c. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020-2025 là: 15 đ/c (Hiện nay thiếu 01); Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy: 05 đ/c (Hiện nay đủ số lượng). Số đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 là: 13/15 vị so với đầu nhiệm kỳ (Lý do: Chuyển công tác ra khỏi địa bàn xã). Dân số toàn xã đạt là: 1.414 người với 414 hộ. Có 4 thành phần dân tộc (Gié- triêng; Kinh; Tày; Mường). Thành phần dân tộc chính DTTS 1.381 người, chiếm 97,77%; dân tộc kinh chiếm 3,3% dân số toàn xã. Trên địa bàn có 3 hộ 8[1]/12 nhân khẩu theo tôn giáo (Tin lành truyền giáo cơ đốc Việt Nam) các hộ tập trung tại thôn Đông Lốc và sinh hoạt tại thôn Đăk Rang xã Đăk Pek; Phật giáo: không.

Quang cảnh Đồng chí Bí thư làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ 

Đồng chí Bí thu Huyện ủy kết luận tại buổi làm việc yêu cầu Đảng ũy xã cần làm tột một số nhiệm vụ sau 

1. Về kinh tế:

- Tiến hành rà soát, đánh giá lại các mô hình chăn nuôi như: trâu, bò, dê,... chú trọng phát triển quy mô[1] của các mô hình, phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từng khu vực của xã để trở thành sản phẩm hàng hóa đưa ra thị trường tiêu thụ, trên cơ sở đó nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tham quan, học tập một số mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả trên địa bàn xã Đăk Man và các xã lân cận, nhất là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi,... để người dân được tiếp cận trực tiếp các mô hình với phương châm “thấy tận mắt, nghe tận tai, sờ tận tay” để trên cơ sở đó, về học tập phát triển kinh tế sản xuất.

- Nghiên cứu, phát triển hiệu quả từ kinh tế rừng, trong đó có mô hình nuôi nhốt động vật hoang dã (dúi, hươu sao[2],...) đảm bảo theo quy định của pháp luật, giúp phát triển kinh tế và góp phần giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn mạnh dạn vay vốn tín dụng từ các ngân hàng để phát triển kinh tế, sản xuất, phấn đấu vươn lên thoát nghèo[3]. Trong đó, giúp người dân lập các thủ tục, hồ sơ để vay vốn, trước hết là các hộ nghèo theo mô hình “cầm tay chỉ việc”. Trước mắt là vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện.

- Tuyên truyền, vận động và định hướng cho người dân sử dụng có hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng, để phát triển kinh tế. Trong đó, nghiên cứu thành lập các Tổ hợp tác (thành viên là các hộ nhận khoán bảo vệ rừng), cấp ủy, chính quyền định hưởng cho người dân để xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từng khu vực của xã. Chú trọng phát triển diện tích cây chè để hình thành các “đồi chè” với quy mô lớn, vừa khẳng định thương hiệu, phát triển kinh tế, vừa phục vụ tham quan, du lịch sinh thái.

- Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn người dân phát triển diện tích, chăm sóc cây cà phê xứ lạnh theo Đề án của tỉnh, kế hoạch của huyện và kế hoạch của xã[4]. Trong đó, và soát, đánh giá tái canh đối với các diện tích cây cà phê già cỗi, kém hiệu quả. Đồng thời, phát triển diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng tiến hành trồng xen canh đối với diện tích cà phê, mắc ca,... và phát triển các loại cây dược liệu khác trên địa bàn (trong đó, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình trồng Nấm Linh Chi đỏ tại xã Xốp).

- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân đẩy mạnh cải tạo đất đai, vườn tạp để tăng năng suất, giá trị trên một đơn vị diện tích, trồng xen canh các loại cây ăn quả, cây mắc ca.... trên diện tích trồng cây sắn (cây mỳ), cây bời lời phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từng khu vực nhằm chuyển đổi dần cơ cấu cây trồng sang các loại cây có hiệu quả kinh tế cao, giảm dần diện tích cây sắn, cây bời lời. Phát triển diện tích “cây hồng” trên địa bàn xã.

- Phát triển mạnh diện tích Sâm Ngọc Linh. Riêng việc trồng và phát triển diện tích Sâm Ngọc Linh thì kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào của nguồn giống, đảm bảo đúng nguồn gốc, xuất xứ và giống sâm Ngọc Linh đặc hữu của xã, không để các sản phẩm có nguồn gốc từ sâm trà trộn vào trồng và tiêu thụ trên địa bàn xã. Phát hiện và xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm. Rà soát đối với diện tích có thể trồng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn xã để đề nghị được cấp chỉ dẫn địa lý.

- Lựa chọn sản vật đặc sắc của địa phương để xây dựng sản phẩm OCOP (như: chè, cà phê, mật ong,...). Duy trì hoạt động của Hợp tác xã và thành lập thêm các tổ hợp tác, hợp tác xã mới đảm bảo chất lượng và hoạt động có hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với công tác trồng rừng (trong đó, lựa chọn các loại cây rừng khác phù hợp điều kiện, thổ nhưỡng của xã như: cây thông, cây mắc ca, cây sơn tra,...) để tái tạo lại diện tích rừng; không để người dân lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy; rà soát diện tích đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm để thu hồi trồng lại rừng, phục hồi môi trường rừng; Thực hiện tốt công tác trồng rừng năm 2023 đảm bảo kế hoạch đề ra gắn với công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Rà soát, đánh giá các tiêu chí Nông thôn mới, thôn Nông thôn mới bị rớt so với quy định. Trên cơ sở đó, trước mắt, lựa chọn tiêu chí dễ để triển khai thực hiện. Trong đó, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phụ trách phấn đấu đạt các tiêu chí theo kế hoạch đã đề ra.

- Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, quản lý khoáng sản. Triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã, quản lý chặt chẽ, đảm bảo chất lượng các công trình đã và đang triển khai, và đưa vào sử dụng.

- Tiếp tục rà soát các đối tượng đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng chính sách (như vay vốn để xóa nhà tạm, vay chuyển đổi nghề,...), đồng thời, tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu và biết được các chương trình vay vốn tín dụng trên địa bàn; rà soát giải quyết nhu cầu về đất ở, đất sản xuất cho Nhân dân; đồng thời, rà soát, tuyên truyền cho người dân để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt công tác vận động, huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí để người dân trên địa bàn thôn thực sự khó khăn về nhà ở làm lại nhà ở, sửa chữa nhà ở. Phấn đấu đến cuối năm 2023, xóa hoàn toàn số nhà tạm trên địa bàn xã[5].

2. Về văn hóa-xã hội     

- Tích cực vận động Nhân dân đưa con em đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số và đúng độ tuổi. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở để tiếp tục học cấp ba hoặc học nghề. Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, chú trọng đào tạo nguồn lao động có chất lượng, lao động gắn với nhu cầu cuộc sống của Nhân dân.

- Thực hiện tốt công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; trong đó, nghiên cứu, phục hồi lại trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; khôi phục, duy trì và phát triển các đội cồng chiêng và đội múa xoang, hát đối của thôn, trong trường học để tập luyện và biểu diễn phục vụ trong các dịp lễ hội và phục vụ du lịch, đặc biệt từ thế hệ trẻ, học sinh. Đồng thời, rà soát, khôi phục và phát triển các sản phẩm ẩm thực đặc trưng của địa phương để quảng bá ra thị trường.

- Khuyến khích và phát huy mô hình học sinh, giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn mặc trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vào sáng thứ Hai hằng tuần nhằm bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

3. Về an ninh, quốc phòng

 - Tiếp tục phát huy tốt vai trò của lực lượng Công an, Quân sự trong công tác đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, tăng cường bám, nắm địa bàn. Phát huy có hiệu quả vai trò của “Tổ hòa giải cơ sở” trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong các hộ gia đình nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đề phòng, ngăn chặn tình trạng người dân tranh chấp đất dưới tán rừng để trồng dược liệu; thực hiện tốt công tác đấu tranh trên không gian mạng.

- Tăng cường chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên của cơ quan, đơn vị thường xuyên chia sẻ các thông tin tích xã, nhất là các thông tin quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của xã.

- Thực hiện nghiêm công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo. Trong đó, phải có các biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay từ sớm, từ đầu đối với các hoạt động liên quan đến tôn giáo trái quy định của pháp luật, nhất là hoạt động xây dựng các cơ sở phục vụ mục đích tôn giáo trái phép,... không để các sự việc đã xảy ra thì mới có các biện pháp xử lý, ngăn chặn. Đối với các trường hợp đã xảy ra thì kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy để chỉ đạo xử lý kịp thời, dứt điểm, tránh các trường hợp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội đáng tiếc xảy ra.

4. Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên và kiện toàn đội ngũ cán bộ đảm bảo theo quy định[6]. Phát huy tốt tính nêu gương trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. Chú trọng công tác phát triển đảng viên trong khu vực nông thôn, khu dân cư, trong các đơn vị trường học và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác dân vận của Đảng và các cuộc vận động của tỉnh, của huyện, của xã[7] với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tăng cường hướng về cơ sở, nhất là đối với thế hệ trẻ, thanh niên, học sinh,...; thực hiện các chương trình kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc và giữ vững nguyên tắc sinh hoạt Đảng.

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 110-KH/ĐU, ngày 28-7-2023 của Đảng ủy xã về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/HU, ngày 17-7-2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy “về tăng cường lãnh đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua thoát nghèo bền vững” trên địa bàn xã; Kế hoạch số 111-KH/ĐU, ngày 28-7-2023 của Đảng ủy xã về thực hiện Chỉ thị số 06-CT/HU, ngày 17-7-2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy “về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn xã với phương châm “sát dân, sát việc” và “xã bám thôn, thôn bám hộ”; khắc phục tình trạng hành chính hóa của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, bằng các hình thức phù hợp, thường xuyên và liên tục.

 

[1]. Trong đó, phát triển vùng chăn thả, vùng thức ăn,... cho đàn gia súc.

[2]. Tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình tại Huyện Ia H’Drai.

[3]. Các hộ còn khả năng sản xuất nhưng không có điều kiện, phương tiện và tư liệu sản xuất, các hộ gia đình đông con…

[4]. Xác định cây cà phê xứ lạnh là cây trồng chủ lực của xã.

[5]. Hiện nay trên địa bàn xã còn 02 nhà tạm.

[6]. Gắn với việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, gắn với Kế hoạch số 48-KH/ĐU, ngày 29-03-2022 của Đảng ủy xã về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chuyên đề riêng của tỉnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”.

[7]. Trong đó, thực hiện tốt Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”; Kế hoạch “Xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trên địa bàn xã”, “Phụ nữ không sinh con thứ 3, giai đoạn 2021-2025”... trên địa bàn xã trong năm 2023; trong đó, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia để người dân hiểu, biết được tác hại của rượu, bia, trong đó có nguyên nhân từ uống rượu, bia nhiều sẽ dẫn đến gây mất ổn định an ninh trật tự, tác hại đến sức khỏe của con người.


[1]. 08 người trong độ tuổi lao đng, còn 4 nhân khẩu còn nhỏ chưa xác định theo, hay không theo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết