Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, các hộ gia đình thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô, cây chuối, bột cám, sắn, gạo. Tận dụng diện tích đất trống trồng cỏ voi, các sản phẩm nông nghiệp như khoai, sắn, ngô để ủ chua làm tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò, heo. Vào những ngày trời rét đậm, rét hại cần bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh, thời điểm rét kéo dài, cần dùng bạt quây kín chuồng để giữ ấm cho đàn gia súc và vật nuôi.
Sáng ngày 16 tháng 12 năm 2024 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp với UBND xã Đăk Man tổ chức tuyên truyền hướng dẫn Nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi tại Nhà rông thôn Măng Khênh xã Đăk Man. Trong những ngày qua không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến thời tiết tại khu vực Tây Nguyên trong đó xã Đăk Man là địa bàn xảy ra rét đậm, kèm mưa nhỏ bao trùm toàn xã. Dự báo mưa rét còn kéo dài nhiều ngày tới ở địa bàn xã. Trong đợt rét đậm, rét hại này có khả năng ảnh hưởng tới gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới; nền nhiệt tiếp tục xuống thấp cùng với mưa phùn, độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, sức đề kháng và sinh trưởng của vật nuôi. Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, người dân cần thực hiên các biên pháp sau đây để bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm
Các biện pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhất là những ngày rét đậm, rét hại cần tuân thủ chặt chẽ các chủ trương và khuyến cáo về giải pháp kỹ thuật của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có kế hoạch cụ thể phòng, chống cho đàn vật nuôi.
Để phòng tránh rét cho vật nuôi và giảm thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, các thôn chỉ đạo phòng, chống đói, rét gia súc, gia cầm, đôn đốc các hộ gia đình tập trung phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi. Hướng dẫn bà con lợp kín tất cả chuồng trại bằng tranh nứa, bạt, giữ nền chuồng sạch sẽ khô ráo và lót ấm bằng rơm, rạ, cỏ khô, trấu.
Tuyệt đối không chăn thả gia súc, gia cầm khi trời mưa hoặc khi nhiệt độ môi trường dưới 13oC; Khi trời rét đậm, rét hại kèm theo mưa thực hiện nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong chuồng, sưởi ấm cho gia súc.
Tuyệt đối không đưa trâu, bò đi chăn thả hoặc đi làm khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 13 độ C. Cần dự trữ và cung cấp đủ thức ăn thô xanh, thức ăn tinh cho vật nuôi, bổ sung muối, khoáng và vitamin khi nhiệt độ xuống dưới 13 độ C để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Tiêm phòng vắc-xin dịch bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng và dịch tả cho trâu, bò, heo. Để bảo đảm cho trâu, bò và vật nuôi không bị chết do rét
Thực hiện việc che chắn chuồng nuôi bằng những vật liệu có sẵn như bạt, phên nứa, bao tải... để tránh gió lùa, mưa hắt; tránh để nền trại ẩm ướt, lầy lội (sử dụng rơm, cỏ, lá chuối khô, bẹ ngô khô, trấu để lót nền chuồng).Dự trữ chất đốt như củi, trấu, rơm rạ…, đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò, heo lưu ý chuồng trại cần có lỗ thoáng phía trên để lưu thông khí, tránh ngạt khí độc khi đốt lửa sưởi cho trâu bò, heo; có thể thắp bóng điện sưởi ấm.
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, các hộ gia đình thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô, cây chuối, bột cám, sắn, gạo. Tận dụng diện tích đất trống trồng cỏ voi, các sản phẩm nông nghiệp như khoai, sắn, ngô để ủ chua làm tăng nguồn thức ăn cho trâu, bò, heo. Vào những ngày trời rét đậm, rét hại cần bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh, thời điểm rét kéo dài, cần dùng bạt quây kín chuồng để giữ ấm cho đàn gia súc và vật nuôi.
Công tác vệ sinh thú y: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ có vai trò rất quan trọng cần được làm thường xuyên, giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh. Hàng ngày cần quyét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải để xử lý hạn chế gây ô nhiễm môi trường; định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần một lần. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò, heo theo quy định như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò, heo./.
Tin, ảnh: Trang TTĐT xã Đăk Man